Kết cấu thép là cấu trúc được tạo thành từ các cấu kiện thép liên kết với nhau để có thể truyền tải và chịu lực công trình. Vì cấu tạo từ thép nên loại công trình này rất chắc chắn, chịu lực cao. Cấu kiện thép sẽ được sản xuất, chế tạo với thành phần hóa học cụ thể và hình dáng, quy chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho mỗi công trình, dự án. Các hình dạng cấu kiện thép điển hình và phổ biến như: • Thanh dầm chữ I và H: Giữa thép hình H và I: Thép I và thép H là hai loại thép thiết kế khá giống nhau. Thép H là sản phẩm được sử dụng rộng rãi các công trình như ở, nhà ở, các kiến trúc cao tầng, cầu lớn, công trình công cộng. Thép H rất phong phú về hình dạng và kích thước, tùy thuộc vào mức độ chịu áp lực mà sử dụng các loại thép H khác nhau, nhằm đảm bảo tiết kiệm chi phí sử dụng và chất lượng công trình cũng như an toàn trong quá trình thi công. Thép hình chữ I cũng như thép hình chữ H là sản phẩm thường được sử dụng cho công trình như nhà ở, công trình cao tầng, cầu…. nhưng tùy thuộc vào độ tác động khác nhau mà lựa chọn sử dụng thép I hay thép H • Thép tấm • Thép hình: U, I, L, ống,… • Phôi xà gồ • Thép hình C (còn gọi là xà gồ C) Xà gồ C thường có 2 loại chính: xà gồ mạ kẽm (nguyên liệu được thường xuyên sử dụng) và xà gồ đen, sản phẩm có nhiều quy cách khác nhau tùy theo nhu cầu của mỗi công trình. Là cấu kiện chính sử dụng cho khung kèo thép của các công trình nhà xưởng. • Thép hình Z ( xà gồ Z) Xà gồ Z có khả năng chịu lực cực kỳ cao, chúng có thể nối chồng lên nhau tạo thành những thanh dầm liên tục chịu tải trọng lớn. Xà gồ Z thường dùng cho công trình nhà xưởng có bước cột lớn do có thể nối chồng tăng khả năng chịu lực và giảm độ võng của xà gồ. Kích cỡ và chiều dài xà gồ Z đa dạng phù hợp với mọi kết cấu công trình. • Thép góc Là thép có mặt cắt hình chữ L, đặc tính nổi bật là độ cứng và độ bền rất cao nên khả năng chịu lực lớn. Chịu được rung động mạnh và những tác động xấu của thời tiết và hóa chất. Thép hình L mạ kẽm nhúng nóng còn có khả năng chống rỉ sét, ăn mòn rất tốt. Đây là điểm nổi bật của loại thép này. Do đặc tính chịu được trọng lực và thời tiết khắc nghiệt nên loại thép này được sử dụng ở nhiều hạng mục khác nhau của công trình. • Thanh Tee (kết cấu thép hình chữ T) Thép có mặt cắt hình chữ T được ứng dụng phổ biến nhất là làm thanh thép kết nối giữa các thanh thép hình chữ I hoặc các hình dạng khác. Chịu lực tốt, có khả năng uốn cong hình thép hình L do độ sâu và đối xứng của thép. • Thanh thép HSS (High Speed Steel) Thanh thép HSS hay thép gió HSS là thép cắt nhanh tốc độ cao, có độ cứng và chịu được nhiệt độ cao,. Có mặt cắt ngang, tiết diện rỗng, dạng ống. Các hình dạng của thép HSS có thể là hình vuông, hình chữ nhật….. Thanh thép HSS thường được dùng làm dụng cụ cắt gọt như mũi khoan kim loại, khung thép hàn • Thanh thép Ray Thép ray có độ cứng cao, chống nứt tốt. Thường sử dụng là thanh dẫn cho cầu trục của nhà xưởng, lắp đặt đường sắt, đường ray vận chuyển trong các nhà máy, khu khai thác… Đặc điểm hóa học và cơ tính • Tùy vào tiêu chuẩn của các quốc gia khác nhau mà thép được phân loại thành các loại khác nhau (gọi chung là mác thép). Tại Việt Nam, thép được chia thành 2 loại dựa theo giới hạn độ bền của thép là thép cường độ thấp (SS400, Q235,…) và thép cường độ cao (Q345, SM490,…). Hai loại thép thường được sử dụng nhiều nhất trên thị trường là SS400 và Q345. • SS400: Độ bền kéo (giới hạn bền, giới hạn chảy, độ giãn dài tương đối) thấp. • Q345: Cao cấp hơn, các chỉ số về độ bền kéo cao hơn SS400. • Độ bền kéo bao gồm: • Giới hạn chảy: dùng kẹp thủy lực kéo 2 đầu của thép, khi các tinh thể thép bắt đầu chuyển động → đạt giới hạn chảy. • Giới hạn bền: khi đứt. • Độ giãn dài: lấy độ dài sau kéo trừ đi độ dài ban đầu ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN & BÁO GIÁ CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ THEO THÔNG TIN: CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT CẤU THÉP VÀ XÂY DỰNG VIỄN ĐÔNG Địa chỉ: 1050/2 Phạm Văn Đồng, Khu phố 9, P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức Hotline: 0964 353 563 Website: www.viendongsteel.vn Email: bht@bht.vn