Tuy nhiên thép tổ hợp cũng phải đạt được những yêu cầu kỹ thuật sau thì mới có thể sử dụng được:
– Yêu cầu chịu lực (TTGH 1)
– Yêu cầu về độ võng (TTGH 2)
– Yêu cầu về kinh tế (trọng lượng của thép tổ hợp là bé nhất nhưng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật theo bản vẽ kết cấu chịu lực)
Thực tiễn cho thấy, tăng chiều cao h sẽ rất hiệu quả để tăng khả năng chịu uốn và giảm độ võng của dầm.
Thép tổ hợp được phân loại thế nào
Thép tổ hợp được phân loại theo cấu tạo tiết diện
– thép tổ hợp I, H: Thích hợp để làm cột, khung kèo nhà xưởng và các loại nhà khung thép, nhà thép tiền chế khác, dầm chịu lực của sàn thép của nhà khung thép nhiều tầng
– Thép tổ hợp U: Để làm dầm tường, dầm sàn khi vượt nhịp bé và chịu tải trọng nhỏ
Ngoài ra còn có thếp tổ hợp L, V… Tùy thuộc vào các yêu cầu kỹ thuật khác trong bản vẽ kỹ thuật.
Vai trò của Thép tổ hợp.
Như đã trình bày bên trên thép tổ hợp có vai trò cực kỳ quan trọng trong các công trình xây dựng liên quan đến kết cấu thép như nhà xưởng khung thép tiền chế hay các loại công trình có nhịp lớn mà thép thép hình đúc sẵn thông thường không đủ để đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của những công trình trên.